Những câu hỏi liên quan
Sen Phùng
Xem chi tiết
Sen Phùng
11 tháng 8 2017 lúc 14:20

Mấy bạn đều trả lời một cách khá máy móc, dù đã gần chạm đến vấn đề mà cô muốn nói nhưng chưa thực sự thuyết phục.

Có bạn nào nghĩ ra câu trả lời hay hơn không nhỉ?

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
11 tháng 8 2017 lúc 15:45

Cô cho em cơ hội nhé! em vẫn muốn thử sức của mình (mặc dù là vận dụng internet):

- Trong Chiến tranh lạnh lại không diễn ra những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe, hai siêu cường Xô - Mĩ và không bùng phát thành cuộc "Chiến tranh thế giới thứ ba" vì:

+ Trái ngược với âm mưu làm bá chủ thế giới của Mĩ, thì chủ trương của Liên Xô là duy trì hoà bình trên thế giới.

+ Cả hai phe, hai siêu cường quốc Xô - Mĩ đều muốn đảm bảo an ninh cho chính mình và cho các đồng minh khác.

+ Liên Xô và Mĩ đều có những vũ khí lợi hại phục vụ cho chiến tranh. Như vậy chỉ cần những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe diễn ra thì có thể quét sạch toàn bộ nền văn minh nhân loại.

+ Mĩ và Liên Xô đều muốn đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp. Chiến tranh lạnh diễn ra là cơ hội cho hai siêu cường quốc Xô - Mĩ đọ sức với nhau thông qua cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược...

+ Việc sử dụng chính sách viện trợ trong cuộc chạy đua vũ trang giúp hai phe đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, hai siêu cường quốc Xô - Mĩ mở rộng thêm mối quan hệ quốc tế.

+ Ngoài ra, do không có thế lực nào đứng trên tất cả các quốc gia để đảm bảo quyền lợi cho mỗi quốc gia. Cho nên giữa hai phe, hai siêu cường quốc Xô - Mĩ phải tự xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ cho sự tồn tại của mình.

Bình luận (0)
Sen Phùng
16 tháng 8 2017 lúc 10:51

Cô sẽ đưa ra đáp án mang tính thiết thực nhất.

Ngoài những lí do mà các bạn nêu ra ở dưới thì sự tồn tại của "Vũ khí hạt nhân" là nguyên nhân vô cùng quan trọng. Cả Mĩ và Liên Xô đều khiếp đảm trước loại vũ khí này.

Nếu không có sự tồn tại (về mối đe dọa hủy diệt) của vũ khí hạt nhân, xung đột giữa hai siêu cường có thể leo thang và dẫn đến một cuộc chiến thật sự, tương tự như hai cuộc chiến đã diễn ra trong thế kỉ XX.

Bạn Duong Nguyen là người có câu trả lời gần nhất với đáp án mà cô đưa ra.

Các em dường như bị nhầm sang nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt Chiến tranh lạnh nhưng hai yếu tố này không quá liên quan đến nhau nhé.

Cảm ơn các em!

Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 3 2018 lúc 16:58

Chủ nghĩa phát xít là kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng Anh, Pháp, Mĩ liệu cũng phải chịu trách nhiệm khi để cho cuộc chiến tranh bùng nổ vì: trước nguy cơ Chủ nghĩa phát xít, Anh, Pháp, Mĩ đã không có một chính sách thống nhất với Liên Xô mà còn dung dưỡng thỏa hiệp (Mĩ thi hành chính sách biệt lập, không tham gia vào các công việc bên ngoài châu Mĩ; Anh, Pháp liên tục có hành động nhượng bộ CNPX đỉnh cao tại hội nghị Muy-ních năm 1938 khi tự ý trao vùng Xuy đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết không xâm lược của Hít le) => tạo điều kiện cho các lực lượng phát xít tự do hành động

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
socnau
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
12 tháng 12 2020 lúc 8:05

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho những mâu thuẫn vốn có càng thêm sâu sắc.

- Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh chia lại thế giới.

- Sự thỏa hiệp, nhân nhượng của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn về phía Liên Xô đã tạo cơ hội cho chủ nghĩa phát xít châm ngòi lửa chiến tranh.

Bình luận (0)
Nguyễn Phạm Quốc Tuấn
12 tháng 12 2020 lúc 8:54

Trong cuộc chiến tranh thứ 1 em rút ra bài học j chiều nay kt r giúp vs

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 10 2018 lúc 17:40

Đáp án D

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 4 2018 lúc 10:20

Đáp án D

Bình luận (0)
Dhuy
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 7 2017 lúc 17:47

Đáp án là B.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Hà Duy
2 tháng 2 2016 lúc 9:58

* Sau chiến tranh lạnh Mĩ phát động chiến tranh lạnh vì :

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận chủ yếu là Anh, Pháp, Mĩ họp ở Vec xai để phân chia thành quả thắng lợi và ký các hiệp ước với các nước bại trận. Lúc đó, Liên Xô nằm trong vòng vây của Chủ nghĩa đế quốc.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô, hệ thống chủ nghĩa Xã hội được mở rộng. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa Xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ và các nước tư bản phương Tây muốn câu kết với nhau để chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

- Nếu phát động "chiến tranh nóng" mang tính toàn cầu thì sự hủy diệt của bom nguyên tử, cả Mĩ và cả Liên Xô đều không có lợi.

* Tác động đối với cục diện thế giới và Việt Nam.

- Cuộc chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, làm tình hình thế giới luôn căng thẳng trong xu thế đối đầu hai phe : Tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Không một nước nào có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc đấu tranh này và ít nhiều đều phụ thuộc vào quan hệ này.

- Cuộc chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó đã giúp đỡ, đẩy mạnh và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển, nhưng mặt khác  nó ngăn cản sự đối  thoại, hợp tác, tính độc lập tự chủ của mọi quốc g ia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của Việt Nam chịu tác động sâu sắc của chiến tranh lạnh.

    + Pháp được Mĩ giúp sức, quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó Mĩ trực tiếp lôi kéo các nước đồng minh vào cuộc.

    + Ngược lại, Việt Nam cũng được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác viện trợ..

=> 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan hệ "chiến tranh lạnh"

Bình luận (0)
Trịnh Long
13 tháng 3 2020 lúc 9:23

Nguyên nhân khiến sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và Đi đến tình trạng chiến tranh lạnh Là:

a. Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu…

– Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm bá chủ thế giới.
– Mĩ lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô và những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc (1949).
– Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu đến châu Á, ngăn cản mưu đồ bá chủ thế giới của Mĩ.
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

b. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh

– Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12 – 3 – 1947 được xem là sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh.
– Bản thông điệp khẳng định, sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ, dẫn đến sự thay đổi quan hệ giữa hai minh chống phát xít sang thế đối đầu.

Do Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử thế nên Mĩ cho mình quyền lãnh đạo thế giới.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 10 2019 lúc 7:23

Đáp án B

Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe - TBCN và XHCN

Bình luận (0)